0905.732.281 -

Chi tiết bài viết

Hướng dẫn thi công gạch Block xây dựng

03/04/2018 | 00:21 GMT+7 4237

PHẦN 1: GẠCH VÀ VẬT LIỆU

1/Đối với gạch rỗng:
+ Cường độ chịu nén : ≥ 65 kg/cm2.
+ Độ hút nước            : ≤ 10%.
+ Độ rỗng                   : ≤ 50%.
+ Sai số kích thước    : ± 2 mm
 
2/ Gạch xây cần có chỉ tiêu chống thấm:
- Trong bộ tiêu chuẩn chất lượng do Viện Vật liệu xây dựng, Bộ xây dựng ban hành áp dụng cho các loại gạch xây, hiện không đề cập đến chỉ tiêu chống thấm. Hiện tại, hai chỉ tiêu chủ yếu để kiểm tra chất lượng gạch xây là cường độ chịu nén và độ ngậm nước nhỏ hơn 10(%).
 
- Tuy nhiên, trên thực tế chỉ tiêu độ ngậm nước không nói lên chất lượng của gạch, mà được đề cập đến như một tiêu chuẩn kỹ thuật xác định độ bám dính vữa xây trát.
 
- Tính chống thấm của gạch xây là khả năng chống xuyên nước của vật liệu. Nếu cốt liệu không được lèn chặt (kín khít) thì gạch có thể bị thấm xuyên nước từ bên này sang bên kia. Chỉ tiêu này hoàn toàn khác với chỉ tiêu độ ngậm nước của sản phẩm.

enlightenedTham khảo Mẫu Gạch Bê Tông Cốt Liệu VIETCEM 
3/ Công bố chỉ tiêu & Cam kết chất lượng của Gạch DmCblock:
- Độ thấm nước < 1,8ml/cm2/h           

- Kiểm tra bằng phương pháp xác định độ thấm nước theo tiêu chuẩn TCVN 6477-2011 (mục 5.3.3): Đổ nước vào một mặt mẫu thử được đặt trong nước, xác định thể tích nước thấm qua mẫu trong một đơn vị thời gian và diện tích thử. (Xem H2.1)
 
- Kiểm tra thực tế sản phẩm tại công trường: Dùng đất sét quây thành hình tròn có đường kính bất kỳ, cao trên 2 cm, gắn kín khít trên bề mặt mẫu thử. Đổ nước vào phần diện tích đã được quây đất nặn, sau đó xác định thể tích nước thấm qua mẫu trong một đơn vị thời gian (trên 10 phút) rồi xác định kết quả. (Xem H2.2).
 


4/ Vữa xây: Dùng vữa xi măng cát thông thường.
- Vữa xây phải đạt mác ≥ 50.
- Xây gạch block bê tông không nên trộn vữa quá ướt, (trộn vữa dẻo). Sử dụng vữa trong vòng một tiếng từ khi trộn. Không sử dụng vữa đã bắt đầu đông cứng.

 

III. CHỦNG LOẠI, KÍCH THƯỚC, ĐÓNG KIỆN
- Chủng loại: Sử dụng gạch block bê tông có kết cấu 3 - 4 thành vách có kết cấu vững chắc: Cường độ chịu nén toàn viên cao.
- Gạch 3- 4 thành vách có hệ số bám vữa cao hơn gạch 02 thành vách. Đặc biệt, nếu sử dụng gạch 04 thành vách, lớp vữa xây sẽ chèn thêm lên khe rỗng giữa các lớp vách, giúp khối xây đạt được liên kết vững chắc.
- Kích thước: Tùy theo yêu cầu thiết kế và để đáp ứng được các yêu cầu về kỹ thuật, thẩm mỹ của công trình, khả năng ứng dụng của gạch block bê tông, nhà sản xuất sẽ sản xuất theo các kích thước về độ dày khác nhau, phù hợp cho mọi loại tường.
- Đóng kiện: Kích thước tiêu chuẩn trong quá trình đóng gói Pallet: 1,000mmx1,000mmx1,400mm (dài x rộng x cao). Trên thực tế cách xếp gạch trên pallet có thể không giống với hình vẽ.

 

PHẦN 2: THI CÔNG XÂY

IV/ KHÁI QUÁT
- Xây gạch theo nguyên tắc: không trùng mạch giữa 2 hàng liên tiếp..
- Chiều dày mạch vữa liên kết thích hợp từ 2 mm -3 mm. 
- Xây gạch một cách cẩn thận và đặt thẳng các hàng gạch vào vữa với các mạch dọc và ngang được trám chắc chắn khi tiến hành công việc. Không sử dụng gạch vỡ trừ khi đó là viên kết thúc. Các góc vuông, các góc tường, dầm cửa được xây thẳng.
- Khi xây các bức tường không chịu lực trong khung bê tông ta dùng gạch block lỗ không thủng (lỗ côn), xây úp mặt lỗ xuống mặt bít được đưa nên trên để rải vữa cho đợt xây thứ 2, cách xây đối với gạch block này như xây gạch đỏ bình thường. (Xem chi tiết tại phần V).
- Khi xây các bức tường có cốt thép, ta dùng gạch block lỗ thủng trong có đặt cốt thép và bơm bê tông vào trong thay thế cột chịu lực. bức tường được cứng vững như có cột chịu lực mà thi công nhanh, tiết kiệm chi phí.(Xem chi tiết tại phần VI).
- Nên dùng gạch có cùng chiều cao giống nhau để dễ dàng đan, nối các bức tường khác nhau trong ngôi nhà. Hiện tại có một số nhóm gạch phổ biến: cao 130mm, cao 150mm, cao 190mm và cao 200mm. (Xem chi tiết tại phần XIII).
- Tại điểm giao nối giữa tường gạch block và cột bê tông, nên đặt thêm các lưới thép để tăng tính liên kết và trung bình từ 500 đến 600 mm tùy theo chiều cao của các hàng gạch, gắn râu thép (khoan lỗ vào cột bê tông) để nối tường và cột (giống như quy cách xây gạch đất sét nung). (Xem chi tiết tại phần IX).
Tại các vị trí sẽ lắp khung cửa, nên xây chèn gạch đặc để việc liên kết khung cửa vào khối xây được bền chắc hơn.(Xem chi tiết tại phần X và XI). 
 

V. XÂY GẠCH BLOCK BÊ TÔNG CÓ LỖ (lỗ côn không thủng)
Bước 1.

- Gạch lỗ côn không thủng: Xây úp, hướng mặt đáy lên. (xem H5.2).

- Đặt viên gạch đầu tiên tại vị trí góc tường trùng đường biên đã căn chỉnh, đặt viên gạch tiếp theo theo chiều vuông góc với viên gạch đầu tiên.  (xem H5.1).

- Thứ nhất bạn phải định vị chuẩn những viên gạch đầu tiên ở các góc bằng cách dùng dây căng hoặc thước ke vuông
- Thứ hai bạn xây định vị 2 đến 3 viên gạch cho mỗi hướng xây và buốc dây vào hai viên gạch ở hai góc (ở hàng gạch đầu tiên) sau đó kéo căng chúng làm mốc để xây những viên còn lại trên bức tường.

- Định vị chính xác những viên gạch đầu tiên và ở góc tường là yêu cầu bắt buộc để có thể xây các viên gạch  còn lại tạo lên một bức tường đạt yêu cầu kỹ thuật và mỹ thuật.

 - Bạn luôn phải tuận thủ cách làm này cho các góc khác ở các bức tường khác.     
 


Bước 2.
- Sau khi bắt góc và xây song hàng đầu tiên các bạn xây tiếp các hàng bên trên (xem H5.3).

- Sau khi xây được 2 đến 4 hàng gạch bạn dùng li vô hoặc thước để kiểm tra cho thẳng hàng (Xem H5.3).

- Trường hợp xây chưa thẳng hàng hoặc còn sai lệch  bạn có thể dùng dao xây, búa cao su,… để điều chỉnh cho ưng ý. (chỉ thực hiện việc này khi vữa chưa khô).

- Để xây chèn hai đầu hoặc xây sole không trùng mạch bạn dùng viên 1/2, hoặc 1/3 để xây (xem H5.4).

- Luôn đặt các viên gạch chuẩn xác. Nếu chỉ cần một cạnh của viên gạch lệch ra khỏi vị trí bạn sẽ mất thời gian làm cân bằng nó trở lại. Bạn hãy cẩn thận, tránh chạm vào những viên gạch mới xây làm sai lệch.

- Yêu cầu bắt buộc phải cho vữa đầy vào các mạch ngang và mạch dọc. sau khi xây dùng dao xây gợt hết vữa thừa và ném nó trở lại bàn xoa để tái sử dụng.

VI. XÂY GẠCH BLOCK BÊ TÔNG ĐAN CỐT THÉP  (lỗ thủng)
 Bước 1.

- Gạch xây cốt thép lỗ thủng lên xây hai mặt như nhau  (xem H6.2).

- Đặt viên gạch đầu tiên tại vị trí góc tường trùng đường biên đã căn chỉnh, đặt viên gạch tiếp theo theo chiều vuông góc với viên gạch đầu tiên.  (xem H6.1).

 - Thứ nhất bạn phải định vị chuẩn những viên gạch đầu tiên ở các góc bằng cách dùng dây căng hoặc thước ke vuông.

- Thứ hai bạn xây định vị 2 đến 3 viên gạch cho muỗi hướng xây và buốc dây vào hai viên gạch ở hai góc (ở hàng gạch đầu tiên) sau đó kéo căng chúng làm mốc để xây những viên còn lại trên bức tường.

- Định vị chính xác những viên gạch đầu tiên và ở góc tường là yêu cầu bắt buộc để có thể xây các viên gạch  còn lại tạo lên một bức tường đạt yêu cầu kỹ thuật và mỹ thuật.

- Bạn luôn phải tuận thủ cách làm này cho các góc khác ở các bức tường khác.     
 


Bước 2.
- Sau khi bắt góc và xây song hàng đầu tiên các bạn xây tiếp các hàng bên trên (Xem H6.3).

- Sau khi xây được 2 đến 4 hàng gạch bạn dùng li vô hoặc thước để kiểm tra cho thẳng hàng (Xem H6.3).

- Trường hợp xây chưa thẳng hàng hoặc còn sai lệch  bạn có thể dùng dao xây, búa cao su,… để điều chỉnh cho ưng ý. (chỉ thực hiện việc này khi vữa chưa khô).

- Luôn đặt các viên gạch chuẩn xác. Nếu chỉ cần một cạnh của viên gạch lệch ra khỏi vị trí bạn sẽ mất thời gian làm cân bằng nó trở lại. Bạn hãy cẩn thận, tránh chạm vào những viên gạch mới xây làm sai lệch.
 
- Yêu cầu bắt buộc phải cho vữa đầy vào các mạch ngang và mạch dọc. sau khi xây dùng dao xây gợt hết vữa thừa và ném nó trở lại bàn xoa để tái sử dụng.      
 


Bước 3.
- Để đặt được cốt thép khi làm giầm móng bạn phải đặt thép chờ sao cho đặt được đúng lỗ các viên gạch (Xem H6.6).

- Để giằng thép giữa tường dọc và tường ngang bạn uốn sắt và làm theo hình H6.7.

- Các hàng tiếp theo chỉ việc rải vữa ở thành viên gạch (Xem H6.4), những lỗ gạch có cốt thép thì lấp đầy bê tông vào tạo thành một cột bê tông cốt thép.     


VII. SỬ DỤNG LƯỚI THÉP ĐỂ TĂNG TÍNH LIÊN KẾT
+ Tại điểm giao nối giữa tường gạch block bê tông và cột bê tông.
+ Tại vị trí cắt gạch blcok bê tông thi công điện nước.
+ Xây chèn cổ trần: Dùng gạch đặc
- Tại các vị trí tường gạch liên kết với cột bê tông, hoặc có hệ thống ống âm tường như rãnh dây điện, rãnh ống nước, vị trí tiếp giáp giữa tường gạch và đà lanh tô (lintel) phải sử dụng lưới thép trùm qua hai bên từ 7-10 cm (trước khi trát) để chống nứt tường. Kích thước ô lưới không lớn hơn 1 cm. 
 


XIII. LIÊN KẾT TƯỜNG TẠI CÁC VỊ TRÍ GÓC KHÔNG CÓ CỘT BÊ TÔNG
- Góc tường chữ T và chữ V liên tục sẽ dùng phương pháp câu gạch, chú ý nếu trùng mạch phải thay đổi viên ½ hoặc 1/3 để không trùng mạch xây giữa các hàng xây.
Nên dùng gạch có cùng chiều cao giống nhau để dễ dàng đan, nối các bức tường khác nhau trong ngôi nhà.
 


IX. LIÊN KẾT GIỮA TƯỜNG VỚI CỘT GIẦM BÊ TÔNG VÀ CỔ TRẦN
- Liên kết giữa tường gạch block bê tông và cột bê tông được thực hiện theo phương pháp truyền thống: Chừa râu thép tại cột hoặc sử dụng bản sắt đã khoan lỗ với chiều dày 3mm bẻ thành hình chữ L: Khoảng cách giữa các dâu  từ 500 đến 600 mm thì gắn một lượt râu thép để tăng tính liên kết giữa tường và cột bê tông (tương tự quy cách xây tường bằng gạch đất sét nung). Tại vị trí có râu bắt buộc dùng gạch đặc để chèn (xem H 9.1).

- Tại vị trí không có râu thép gạch xây chèn 2 đầu hồi (tiếp giáp cột): Có giải pháp cắt viên gạch lỗ khổ lớn thành các modul 1/2, 1/3 hoặc dùng gạch đặc chuyên dụng để xây chèn. Ví dụ: Bức tường xây bằng gạch 400*200*200mm: Cắt gạch theo modul 1/2 - 1/3 hoặc dùng gạch đặc 210*100*60mm để xây ghép các chỗ khuyết ở 02 đầu hồi 
 
 

X. LIÊN KẾT TẠI VỊ TRÍ CỬA ĐI
- Khi xây khung cửa đi, tại vị trí “viên nửa” không dùng phần cắt ra của gạch lỗ để chèn. Xây gạch đặc chèn để tạo mặt phẳng và đủ kết cấu gắn kết với khung cửa.

- Đà lanh tô (lintel) trên cửa có thể đổ bê tông trực tiếp hoặc đúc sẵn. Chiều rộng bằng chiều rộng viên gạch, chiều dài gối vào tường mỗi bên bằng 1,5 chiều dài viên gạch. VD: viên gạch dài 400mm thì lanh tô mỗi bên dài 600mm).
- Thi công lối cửa đi chú ý tránh việc trùng mạch vữa tại các góc cửa (xem H 10.1).
 


XI. LIÊN KẾT TẠI VỊ TRÍ CỬA SỔ
- Khung cửa sổ: Nên xây lót một hàng gạch đặc để tạo mặt phẳng đều và đảm bảo kết cấu vững chắc khi lắp khung cửa sổ.
- Đà lanh tô (lintel) trên cửa có thể đổ bê tông trực tiếp hoặc đúc sẵn. Chiều rộng bằng chiều rộng viên gạch, chiều dài gối vào tường mỗi bên bằng 1,5 chiều dài viên gạch. VD: viên gạch dài 400mm thì lanh tô mỗi bên dài 600mm).
- Thi công lỗ cửa sổ chú ý tránh việc trùng mạch vữa tại các góc cửa. (xem H 11.1).
 

XII. HÌNH ẢNH TỔNG THỂ KHU VỰC LIÊN KẾT CỬA

Phần 3: CÔNG TÁC TRÁT TƯỜNG GẠCH BLOCK BÊ TÔNG
1/  Vật liệu.

- Xi măng: Xi măng Portland.
- Cát: Cát tự nhiên, sạch, đúng tiêu chuẩn và lọt qua lưới lọc lỗ 05 mm.
- Nước sạch: Sử dụng từ nguồn nước không có axit, chất kiềm, dầu và các chất hữu. cơ.


2/ Thi công.
- Vữa trát: dùng vữa xi măng cát thông thường.+ Vữa trát phải đạt mác ≥ 75.
          + Với gạch block bê tông chống thấm tốt nên trộn vữa trát không quá ướt (trộn dẻo vữa).
          + Sử dụng vữa trong vòng một tiếng từ khi trộn. Không sử dụng vữa đã bắt đầu đông cứng.


3/ Thực hiện công việc.
- Tô vữa không quá dầy (< 15mm) để tránh hiện tượng xệ vữa và lãng phí.
- Với những điểm cần trát bù sau khi thi công điện nước, phải gắn lớp lưới thép vào lớp gạch trước khi trát để tránh rạn hoặc tách lớp giữa 2 lớp trát trước và sau.
- Có thể áp dụng Quy chuẩn, Quy cách trát cột bê tông trong quá trình trát tường gạch block bê tông chống thấm tốt.
- Các quy chuẩn, chỉ dẫn kỹ thuật không liệt kê trong bản chỉ dẫn này thì được áp dụng theo quy chuẩn xây dựng của gạch đất sét nung.

>>> Xem thêmHướng dẫn thi công gạch bê tông cốt liệu VIETCEM

Logo Đối tác
TPH
Gạch Viettiles
Gạch Bạch Mã
Gạch Đồng Tâm
Gạch Vitto
Gạch Viglacera
Gạch Taicera